Đột quỵ: Phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp đề phòng

Đột quỵ: Phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp đề phòng

Đột quỵ luôn rình rập quanh ta

Gần đây cộng đồng chứng kiến nhiều trường hợp đột quỵ vừa bất ngờ vừa đáng tiếc. Trong đó có một ca xảy ra với nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực hài kịch. Đáng nói là chủ yếu đều đang rất khỏe mạnh. Họ vẫn sinh hoạt như bình thường trước khi xảy ra đột quỵ. Bởi vì đột quỵ luôn thường trực trong mỗi cơ thể con người. Nhất là đối với những người đã có tuổi. Do đó, bạn ngay bây giờ cần hiểu rõ về đột quỵ. Có kiến thức, bạn sẽ có những biện pháp đề phòng trường hợp này một cách hữu ích hơn. Mang lại sự an toàn và yên tâm cho cả gia đình.

dot-quy-1
Đột quỵ liên quan đến tim mạch lẫn thần kinh

Làm rõ những điều dễ gây hiểu lầm về đột quỵ

Những bệnh nhân bị đột quỵ gần đây đa số đều có cuộc sống đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất. Tuy vậy, chứng bệnh vẫn tấn công một cách rất bất ngờ. Bác sĩ chuyên khoa nói gì về những trường hợp này?

Mới đây, Trưởng Khoa Nội thần kinh – Đột quỵ của bệnh viện Gia An 115 – Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Mai Uyên đã chia sẻ về vấn đề này. Bà nói đã từng gặp rất nhiều trường hợp người dân có suy nghĩ sai lệch về đột quỵ. Cụ thể, họ đa số cho rằng chỉ những người trung niên có sức khỏe yếu mới bị đột quỵ. Còn người trẻ thì khó mà bị bệnh này. Đây là một hiểu lầm hết sức tai hại.

Thực tế, trước đây đột quỵ chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (trung bình 50-70 tuổi), thường có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên, hiện nay đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang gia tăng ở người trẻ. Không ít trường hợp tử vong hoặc phải sống cả đời trong cảnh tàn phế sau cơn đột quỵ, dù tuổi đời còn rất trẻ.

Không ít những cái nhìn sai lệch về căn bệnh quái ác

Ngoài ra, nhiều người cũng lầm tưởng rằng chỉ những người thừa cân, béo phì mới phải lo lắng về đột quỵ. Tuy nhiên, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… là những bệnh lý nền có liên quan mật thiết với đột quỵ và những bệnh này hoàn toàn có thể xảy ra ở những người có cân nặng bình thường hoặc gầy.

Một hiểu lầm thường gặp khác về đột quỵ là các cơn đột quỵ hoàn toàn không hề có dấu hiệu báo trước. Theo bác sĩ Mai Uyên, trong rất nhiều trường hợp, người bệnh xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, nếu người bệnh đi khám ngay và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh thì sẽ giảm nguy cơ khởi phát cơn đột quỵ.

Phương pháp đối phó với đột quỵ

Hình thành và duy trì lối sống lành mạnh

Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là vàng. Vì nếu chậm trễ, mỗi phút qua đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất. Nếu tim ngưng đập trong gần 20 phút, tim vẫn có thể hồi phục. Nhưng chỉ cần thiếu ôxy chưa đến 10 giây, não đã mất ý thức, khó hồi phục.

Để phòng ngừa “sát thủ” đột quỵ, mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh như hạn chế bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tuân thủ chế độ ăn uống điều độ, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hằng ngày; tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

Thận trọng khi uống thuốc giảm cân

Bộ Y tế nhiều lần cảnh báo việc lạm dụng thuốc giảm cân là con dao hai lưỡi. Nhiều sản phẩm được quảng cáo giúp giảm cân an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số thuốc giảm cân có chứa chất cấm sibutramine. Sibutramine là hoạt chất đã bị Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấm sử dụng (theo Công văn số 5149/QLD-CL ngày 14-4-2011). Chất sibutramine tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ.

Nguồn: giadinh.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *