Bóc “phốt” tác nhân gây ung thư đang trú ngụ trong gian bếp nhà bạn
Mục lục
Tác nhân gây ung thư luôn chờ sẵn xung quanh chúng ta
Xung quanh bạn tồn tại trăm nghìn thứ là tác nhân gây ung thư. Có những thứ đang kề cạnh bạn mỗi ngày. Nói đến đây, nhiều người liên tưởng đến các loại nấm mốc, thực phẩm hết hạn dùng. Sau đó, họ thở phào vì cho rằng mình đã nắm rõ các mối đe dọa ung thư từ những thứ xung quanh. Tuy nhiên, chừng đó kiến thức là chưa đủ. Thực chất, trong nhà bếp bạn còn có rất nhiều thứ là tác nhân gây ung thư. Trong khi bếp là nơi bạn chế biến món ăn mỗi ngày. Cả gia đình bạn đều thưởng thức những bữa ăn ấy một cách ngon lành… cùng với nguy cơ ung thư.
Nhắc về bệnh ung thư chắc không ai là không biết sự nguy hiểm của nó. Ung thư làm hao mòn sức khỏe của cơ thể một cách từ từ, qua từng giai đoạn. Phần lớn phát hiện ung thư ở các giai đoạn giữa và cuối. Cho thấy căn bệnh này rất rất nguy hiểm bởi sự âm thầm của nó. Vậy mà hàng ngày, bạn vẫn để các tác nhân của ung thư tấn công gia đình bạn. Nhất là trong khu vực nhà bếp.
Những tác nhân gây ung thư “có sẵn” trong nhà bếp
Chảo, nồi chống dính
Chảo chống dính là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp của các bà nội trợ, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khỏe mà bạn không ngờ đến. Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronta (Canada) cho biết, khi chảo chống dính ở nhiệt độ 360 độ thì giải phóng những phân tử có tên PTFE có khả năng gây ung thư. Các chuyên gia thuộc Tổ chức chống ngộ độc quốc tế (TFLC) khuyến cáo rằng, để tránh hiểm họa cho sức khỏe, tốt nhất nên dùng những đồ nấu bằng inox.
Tủ lạnh cũ
Rất nhiều các thiết bị cũ có chứa các chất gây ung thư có tên là PCBs, trong đó có tủ lạnh cũ. Hóa chất gây hại này vẫn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển. Và trong số các PCBs đã sử dụng, khoảng 70% trong số chúng vẫn hiện diện trong môi trường hiện nay. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình bạn nên thay thế tủ lạnh và các thiết bị gia dụng đã cũ.
Thớt gỗ
Thớt gỗ nếu được sử dụng quá lâu sẽ bị mài mòn và có các vết nứt trên bề mặt. Lúc này, nếu chúng ta sử dụng để cắt thực phẩm, lượng dư lượng thực phẩm, lượng thực phẩm dư thữa rất dễ bám lại trên bề mặt thớt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, để trong không gian bếp laai này sẽ bị hỏng và sinh sản Aspergillus flavus, tạo ra aflatoxin có độc tính cao, có thể gây ung thư.
Aflatoxin, được phân loại là chất gây ung thư loại 1 của tổ chức thế giới, là một chất cực độc và có độc tính cao. Độc tính của nó gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua. Chúng có thể gây ung thư gan, thận. Do đó, hãy đảm bảo rằng sau khi sử dụng thớt được làm sạch hoàn toàn và phải thay thế thường xuyên để tránh gây nguy hại sức khỏe.
Hộp nhựa kém chất lượng
Hầu hết, các gia đình đều sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm. Nhưng rất ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn.
Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, tim mạch lẫn các bệnh ung thư. Nếu bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa rồi cho vào lò vi sóng, các hóa chất độc hại ấy sẽ phát tán nhanh hơn dưới môi trường nhiệt độ cao. Chúng rất dễ dính vào các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Miếng rửa bát cũng tồn tại tác nhân gây ung thư
Miếng rửa bát kém chất lượng thường chứa hàm lượng formaldehyd vượt quá tiêu chuẩn. Do đó có thể gây hại cho cơ thể con người và dẫn đến ung thư. Ngay cả tiếp xúc lâu dài với formaldehyd liều thấp cũng có hại, và tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra các bệnh hô hấp mãn tính. Ngoài ra còn bị rối loạn kinh nguyệt, suy giảm trí nhớ,… Nếu tiếp xúc thường xuyên với formaldehyd liều lượng cao chúng có thể gây ung thư. Thậm chí là hiện tượng quái thai.
Nguồn: giadinh.net
Hồng Minh