Mày đay vẽ nổi: Căn bệnh kỳ lạ nhưng tương đối dễ gặp
Mục lục
Mày đay vẽ nổi: Căn bệnh tương đối dễ gặp
Một chàng trai tên H. mắc phải căn bệnh rất lạ. Mỗi lần có ai chạm vào tay anh, vùng da đấy đều ửng đỏ lên, nổi vằn vện như đường trên bản đồ. Khoảng 20 phút sau thì chúng biến mất hẵn. Tình trạng này kéo dài liên tục và dai dẳng khiến chàng trai rất lo lắng. Anh tìm gặp bác sĩ da liễu và được chẩn đoán mặc bệnh “mày đay vẽ nổi”. Bác sĩ chia sẻ anh là một trong số ít các nạn nhân của căn bệnh này.
Cùng thời điểm khám với H. còn có một cô bé 13 tuổi, tên T., sống ở Hà Nội. Cô bé chia sẻ với bác sĩ rằng, khoảng một năm nay, làn da của cô rất khó chịu. Cứ mỗi lần cọ xát với quần áo, em lại bị ngứa toàn da. Đặc biệt ngứa nhiều và dai dẳng hơn khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Mỗi cơn ngứa đi kèm với hiện tượng nổi mẩn đỏ.
Cô bé còn chia sẻ điều kỳ lạ hơn. Đó là mỗi lần đi học, cứ mỗi lần bạn bè cô chạm vào vùng da trên tay cô bé, chỗ ấy lại đỏ ửng lên. Sau đó, loạt đường dây màu đỏ như mạch máu hiện rõ lên trông rất đáng sợ. Những dấu tích này sẽ mất đi sau 15 đến 20 phút nếu không có tác động thêm vào nó.
Bác sĩ giải thích về bệnh mày đay vẽ nổi
Giải thích với bệnh nhân, TS Vũ Nguyệt Minh – Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) – cho hay: “Mày đay vẽ nổi là bệnh mãn tính có căn nguyên, cũng là bệnh thường gặp trong mày đay.”
“Có thể lý giải nguyên nhân gây ra bệnh mày đay vẽ nổi là do tế bào mast trong da người bệnh quá yếu. Khi gặp kích thích, áp lực sẽ dễ bị vỡ nên giải phóng tế bào, tạo ra mẩn đỏ, phát ban hoặc những vết lồi như sẹo” – TS Minh nói. Nữ bác sĩ cũng cho hay bệnh có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, ở các độ tuổi khác nhau, bất kể nam – nữ.
Căn bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không đáp ứng với thuốc nên có thể sử dụng các chế phẩm sinh học khác.
Trung bình, bệnh có thể tệ tự khỏi tới 90% trong vòng 5 năm. Nhưng 5 năm đó đi kèm nhiều vấn đề trầm trọng với bệnh nhân, gây ảnh hưởng tới chất lượng sống.
Một số bệnh lí về da khác
Ngoài mày đay vẽ nổi, nhiều bệnh nhân tới viện bị sẩn ngứa, nổi nốt. Nhất là sau khi tắm nước nóng, sau khi tập thể dục. Nguyên nhân do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Từ đó làm giải phóng các tế bào. Hậu quả là phát ban ra bề mặt da.
Đặc biệt, nhiều trường hợp còn bị mày đay do áp lực nặng. Nó thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Không ít chị em chỉ xách làn đi chợ thôi chân tay cũng bị phù như chân voi, phải đi khám.
Bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ. Nhưng y học ghi nhận có khoảng 5% bệnh nhân mày đay gặp sốc phản vệ. Một số trường hợp khi người bệnh nhảy xuống nước lạnh gây ra tình trạng sốc phản vệ, tụt huyết áp,…
Nhiều người hiểu lầm mày đay vẽ nổi với dị ứng thông thường
Điều đáng nói, theo TS Nguyệt Minh, hầu hết người mắc mày đay, mày đay vẽ nổi tới Bệnh viện khám đều tưởng bị dị ứng. Họ thường tự mua thuốc dị ứng, rồi tự động “kê đơn” ăn kiêng. Họ không dùng tôm, cua, ốc, gà,… Điều này vừa không đúng thuốc, không đúng phác đồ. Nó còn khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân mắc mày đay trước khi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tự ý đi tiêm truyền corticoid tại các phòng khám tư nhân. Điểm nổi bật khi tiêm truyền corticoid vào cơ thể là cắt ngay được các cơn ngứa, làm xẹp các vết nổi mẩn. Tuy nhiên, việc làm này không có ý nghĩa trong việc điều trị kéo dài. Cụ thể là sau truyền, dù xẹp đấy nhưng bệnh nhân tái phát ngay sau đó. Chưa kể, corticoid có nhiều tác dụng phụ, có thể gây loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày… do đó cần sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên ngành.
Nguồn: giadinh.net
Hồng Minh