Hiện tượng “Háo danh” xuất hiện trong việc bảo tồn di sản văn hóa

Hiện tượng “Háo danh” xuất hiện trong việc bảo tồn di sản văn hóa

“Háo danh” là hiện tượng gần đây xuất hiện khá nhiều trong việc bảo tồn di sản văn hóa cũng như phát triển kinh tế. Hiện tượng lạm dụng việc tu sửa, đập đi xây mới những di tích lịch sử lâu đời. Cải tạo một cách quá đà khiến cho giá trị lịch sử của di tích bị ảnh hưởng nặng nề. Với việc lợi dụng việc tu sửa để chuộc lợi cũng như làm mất đi những nét đẹp văn hóa, kiến trúc sẵn có của di tích. Có rất nhiều những di sản dơi vào tình trạng này. Và hiện rất cần những cơ quan tổ chức có thẩm quyền can thiệp. Tránh lạm dụng cũng như làm mất đi những giá trị sẵn có của những di sản.

Việc thương mại hóa những di sản cũng đang kiến cho những di tích mất dần giá trị của nó. Lợi dụng việc phát triển kinh tế cho địa phương, thương mại hóa những địa điểm tham quan, những di tích lịch sử.

Việc quá coi trọng vào phát triển kinh tế dựa trên những di tích là một vấn nạn. Nó sẽ khiến cho việc lạm dụng tài nguyên một cách quá đà. Tạo nên sự phát triển không bền vững cho địa phương mà còn khiến cho địa phương mai một những di tích quý.

Chùa Trăm Gian là nạm nhân của việc tu bổ bảo tồn di sản văn hóa

“Đối với di sản văn hóa phi vật thể, muốn duy trì được sức sống của di sản thì di sản đó phải trở thành “di sản cộng đồng”…”, GS Lưu Trần Tiêu nhấn mạnh. Về mặt nhận thức, ai cũng nghĩ rằng, bảo tồn và phát triển như là một thể thống nhất. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế – xã hội không hề đơn giản; thậm chí ở một số trường hợp cụ thể; nó trở thành hai mặt đối lập, nhất là trong không gian đô thị.

TS Lê Thị Minh Lý, Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng đề cập đến hiện tượng “háo danh” trong vinh danh di sản. “Đau lòng khi phải nói như vậy, nhưng đó là sự thật. Nhiều nơi, nhiều địa phương “sính danh” nhưng thậm chí không biết trách nhiệm của mình sau khi di sản được vinh danh như thế nào”, bà Lý nói.

Xu hướng hoành tráng hóa di sản văn hóa

Đưa ra giải pháp cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; TS Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh; điều cần làm là hãy quan tâm đến các chủ thể đang nắm giữ các bí quyết, kỹ năng; những gì mà chúng ta gọi là giá trị cốt lõi giúp các nghệ nhân tạo ra thương hiệu và tiếp tục trao truyền. Chất lượng và thương hiệu là điều kiện tiên quyết để “phát triển kinh tế toàn diện”.

Đề cập một số khuynh hướng ứng xử trong quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội; GS.TS Từ Thị Loan lưu ý; bảo tồn tốt không có nghĩa là khư khư giữ nguyên di sản mà không biết khai thác; phát huy giá trị. Nhiều địa phương sở hữu những di sản quý nhưng do tư duy theo lối mòn; không đổi mới, nên nhiều khi sống trên di sản mà không khai thác được giá trị của di sản.

Quần thể danh thắng Tràng An từng bị xâm phạm nghiêm trọng

Bà Từ Thị Loan cũng nhấn mạnh: “Cần bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa hai quá trình bảo tồn và phát huy. Những ví dụ thất bại về giải quyết mối quan hệ này trong đa số trường hợp đều là do quá coi trọng vế khai thác; lạm dụng quá mức di sản mà không quan tâm đến công tác bảo vệ, bảo tồn. Ở vế ngược lại, cũng không nên chỉ chăm lo bảo tồn; giữ gìn mà không biết khai thác, phát huy giá trị di sản”.

Còn theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu; bản chất của bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế – xã hội không phải là sự “xung đột” mà là do nhận thức và thiếu sự phối hợp để giải quyết hài hòa. Chẳng hạn, khi bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội, một “phức hợp di sản sống”; cần nhìn phố cổ Hà Nội từ không gian đa chiều, với tất cả những yếu tố tổng hòa tạo nên nét đặc trưng riêng; tính kế thừa và phát triển của Khu phố cổ Hà Nội.

Xem chi tiết tại DHH News để cập nhật những thông tin thú vị.

Trích nguồn từ vanhoaonline

Phạm Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *