Tiến hành tham vấn việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của Áo Dài Việt

Tiến hành tham vấn việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của Áo Dài Việt

Áo dài Việt được xem là quốc phục của Việt Nam cũng như một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Vì vậy, Áo dài Việt xứng đáng được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều chuyên gia cũng đồng thuận về đề xuất này và cho rằng đây là việc nên làm. Thông qua hội thảo đã tiến hành khảo sát, tham vấn những ý kiến của chuyên gia. Việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến áo dài đang được tiến hành.

Những sự kiện liên quan đến áo dài đều thu hút đông đảo người tham gia. Có rất nhiều những chuyên gia văn hóa, những nghệ sĩ, nghệ nhân, cũng như sở VHTTDL của các tỉnh, các thành phố. Hình ảnh áo dài đã gắn bó cũng như tạo nên nét riêng cho văn hóa Việt từ trước tới nay. Việc quốc phục của Việt Nam trở thành một di sản văn hóa là điều vô cùng tự hào. Nét đẹp dân tộc, lòng tự tông cũng như hình ảnh áo dài luôn hiện hữu trong lòng người dân Việt Nam. 

Định vị áo dài trên bản đồ di sản

Phó Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa chia sẻ, những ngày cuối năm 2020 tiếp tục chứng kiến hàng loạt sự kiện tôn vinh áo dài truyền thống. Cuộc thi thiết kế Tự hào Áo dài Việt “về đích”, lễ hội Áo dài Hương sắc Tràng An… Trong suốt năm 2020, nhiều hoạt động tôn vinh, định vị giá trị của Áo dài trên bản đồ di sản văn hóa Việt Nam. Đã được tổ chức sôi nổi, nhận được hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.

Áo dài xứng đáng được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể. Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia đồng thuận tại hội thảo “Tham vấn ý kiến chuyên gia về việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến Áo dài”. Hội thảo cho biết, nhiều địa phương đang tích cực triển khai xây dựng hồ sơ vinh danh áo dài là di sản, đặc biệt là Huế.

Bộ sưu tập  lấy ý tưởng từ kiến trúc Huế

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhấn mạnh. Áo dài hiện diện khắp mọi nơi, dành cho mọi người, mọi lứa tuổi và trong các thời kỳ. Sự tồn tại của áo dài Việt cực kỳ đa dạng, đa sắc thái. Tuy nhiên, để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa áo dài trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả. “Cần thiết phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và vai trò của cộng đồng”.

Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải khẳng định. Áo dài là di sản vô giá của dân tộc, nếu không gìn giữ và có giải pháp quyết liệt để định vị di sản thì sẽ dễ bị mất thương hiệu. Bởi đã có nhiều nhà thiết kế nước ngoài đang rất quan tâm đến vẻ đẹp của trang phục. 

Tham vấn ý kiến lập hồ sơ di sản Áo Dài Việt

Để đưa áo dài vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo nhiều ý kiến cần tổ chức các hoạt động cụ thể. Tham mưu chủ trương hưởng ứng các hoạt động liên quan đến áo dài. Thứ Hai đầu tuần mặc áo dài; sáng tác, hát ca khúc về áo dài; Hội LHPN các tỉnh, thành hưởng ứng, huy động lực lượng để tiếp tục có những hoạt động khẳng định áo dài Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể…

Việc các giá trị của áo dài được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa mà còn là chính trị và kinh tế. Theo ông Hải, trước Covid-19, lượng khách đến Huế khoảng 5 triệu lượt mỗi năm. Nếu ước tính chỉ 10% số du khách này mỗi người mua một bộ áo dài thì Huế đã có thêm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Con số này đóng góp không nhỏ vào thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của địa phương.

Tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị tại DHH News.

Trích nguồn từ vanhoaonline

Phạm Hằng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *