Đánh thức nghề thủ công đan lát truyền thống của dân tộc Khmer
Nghề thủ công đan lát truyền thống là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hóa ngày nay, nghề đan lát đang ngày càng bị lãng quên. Tuy nhiên, mới đây theo kế hoạch của tỉnh Bình Phướng; việc tổ chức xây dựng lại mô hình đan lát truyền thống của người khmer. Phong trào này góp phần xây dựng nông thôn mới, giúp những giá trị văn hóa và nét đẹp của đồng bào Khmer được gìn giữ và phát huy.
Theo như kế hoạch đề ra. phong trào đánh thức nghề thủ công đan lát của đồng bào Khmer được diễn ra tại Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Mở đầu là những những chương trình tập huấn, triển khai và xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy tốt bản sắc văn hóa. Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nông thôn mới trong đề án của tỉnh. Những nghệ nhân tham gia tập huấn sẽ được trang bị những kiến thức về nét văn hóa dân tộc cũng như những giá trị văn hóa truyền thống.
Lớp tập huấn
Thông qua lớp tập huấn, Ban tổ chức mong muốn các hoạt động bảo tồn; phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và mô hình đan lát truyền thống của người Khmer sẽ tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước; xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Khmer tỉnh Bình Phước. Gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn; phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.
Quá trình tham gia tập huấn
Học viên và các nghệ nhân gia tập huấn xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer; sẽ được phổ biến truyền dạy các nội dung như; Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa; văn nghệ truyền thống và nghề đan lát truyền thống của người Khmer tỉnh Bình Phước; những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế làm cơ sở lựa chọn địa điểm; xây dựng nội dung triển khai tập huấn và xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer.
Đánh thức nghề đan lát truyền thống
Được biết, việc Tổ chức xây dựng và phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại Lộc Ninh, Bình Phước. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-BVHTTDL ngày 17.6.2020 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL; về việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn; phát huy bản sắc văn hóa; truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cũng nhân dịp này, Bộ VHTTDL sẽ trao tặng; hỗ trợ trang thiết bị; vật tư; nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Với mong muốn thông qua mô hình sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong việc khơi dậy nghề đat lát thủ công. Một nét đẹp trong đời sống văn hóa và sinh hoạt thường ngày của bà con dân tộc Khmer. Từ đó động viên; khích lệ đồng bào dân tộc Khmer tại Bình Phước tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn; phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị tại DHH News.
Trích nguồn từ baovanhoa
Phạm Hằng