Cầu vồng – hiện tượng quang học kỳ thú và những điều bạn chưa biết

Cầu vồng – hiện tượng quang học kỳ thú và những điều bạn chưa biết

Chắc hẳn ai trong cuộc đời của mình cũng ít nhiều nhìn được chiêm ngưỡng cầu vồng ít nhất vài lần. Khi còn nhỏ mỗi lần nhìn thấy hiện tượng này không ít người reo lên rằng “cầu vồng kìa”. Có lẽ cầu vồng là một hiện tượng quang học đầy màu sắc mà mọi người đều cảm thấy vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy.

Trong văn học, cầu vồng biểu tượng cho niềm tin, hy vọng, những lời hứa hẹn và những thứ tốt đẹp nhất. Vậy dưới góc độ của khoa học thì sao, cầu vồng là gì, tại sao lại có hiện tượng này,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc một số thông tin khoa học thực tế về cầu vồng. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các độc giả có thêm hiểu biết về hiện tượng đẹp đẽ và kỳ thú này.

Cầu vồng là gì?

Cầu vồng là một vòng cung nhiều màu hình thành trên bầu trời; được tạo ra bởi cả sự phản xạ và khúc xạ (bẻ cong) ánh sáng bởi các giọt nước trong khí quyển; dẫn đến sự xuất hiện của quang phổ ánh sáng.

Cầu vồng không phải là một vật thể, mà chỉ là một hiện tượng quang học. Chúng ta chỉ có thể quan sát thấy cầu vồng chứ không thể tiếp cận hoặc chạm vào nó.

Cầu vồng có thể được nhìn thấy không chỉ trong mưa mà còn trong sương, bụi nước, sương mù… hoặc bất cứ khi nào có giọt nước trong không khí và ánh sáng chiếu đến từ phía sau chúng ở một góc thích hợp.

Mỗi cầu vồng là độc nhất dưới ánh nhìn của mỗi người

Hai người bất kỳ không thể nhìn thấy cùng một cầu vồng. Trên thực tế, ngay cả từng con mắt của một người cũng sẽ nhìn thấy cầu vồng hơi khác nhau. Nếu hai người cùng đứng ở một vị trí để quan sát cầu vồng, họ có thể sẽ nhìn thấy hai cầu vồng khác nhau do sự khác biệt về góc nhìn.

Cầu vồng có hình tròn

Cầu vồng thực chất là một vòng tròn ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên, do hầu hết mọi người đều nhìn cầu vồng từ mặt đất nên chúng ta chỉ thấy một nửa vòng tròn hoặc vòng cung của cầu vồng. Nếu quan sát cầu vồng từ trên máy bay hoặc từ những tòa nhà cao tầng; chúng ta có thể quan sát thấy một “cầu vồng đầy đủ” hình tròn.

7 màu của cầu vồng là 7 màu quang phổ của ánh sáng trắng

Nhà vật lý học Isaac Newton đã xác định được 7 màu của quang phổ tạo nên ánh sáng trắng. Tất cả đều có trong cầu vồng theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Đây cũng là thứ tự sắp xếp của các màu trên cầu vồng từ ngoài vào trong.

Cầu vồng kép

“Cầu vồng kép” là hiện tượng có một vòng cung thứ hai mờ hơn phía bên ngoài vòng cung chính; tương tự với sự xuất hiện của hai cầu vồng. Điều này xảy ra là do ánh sáng phản xạ hai lần bên trong các giọt nước. Kết quả của sự phản xạ kép này là các màu của cung cầu vồng thứ hai bị đảo ngược; với màu tím ở rìa ngoài và màu đỏ ở rìa trong.

Rất hiếm khi ánh sáng có thể phản xạ đến 3 hoặc 4 lần trong một giọt nước; tạo ra các cầu vồng bậc ba hoặc bậc 4 theo hướng mặt trời.

Moonbow

“Moonbow”, hay còn gọi là cầu vồng mặt trăng hoặc cầu vồng trắng; là từ chỉ cầu vồng xuất hiện vào ban đêm; được tạo ra do ánh sáng của mặt trăng, thay vì ánh sáng mặt trời. Đây là hiện tượng hiếm gặp và màu sắc trên cầu vồng không rõ nét như cầu vồng thông thường.

Cầu vồng sương mù

“Cầu vồng sương mù” được hình thành bởi mây và các giọt sương mù, chúng gần như có màu trắng với những màu khác có thể nhìn thấy được rất mờ. Cầu vồng sương mù khá lớn và rộng hơn nhiều so với cầu vồng thông thường.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ dantri.com.vn
Lê Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *