Cực quang – hiện tượng thiên nhiên đầy sắc màu

Cực quang – hiện tượng thiên nhiên đầy sắc màu

Cực quang – một hiện tượng thiên nhiên đầy màu sắc và vô cùng thú vị. Cực quang có tên gọi khác là Aurora – tên của nữ thần bình minh của La Mã. Không phải ngẫu nhiên mà hiện tượng này được nhiều người yêu thích đến như vậy. Có rất nhiều câu chuyện cổ tích, thần thoại về “dãi lụa đầy màu sắc” này. Dạo qua một vòng trên các trang mạng chia sẽ hình ảnh như Instagram, Facebook,… không khó để có thể bắt gặp được bức ảnh chụp về hiện tượng tự nhiên đặc biệt này.

Ai nhìn thấy cực quan dù trực tiếp hay gián tiếp qua hình ảnh, video thì cũng đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp kì quan của thiên nhiên này. Tuy nhiên, có lẽ nhiều bạn vẫn còn thắc mắc về cực quang được hình thành do đâu và những thông tin liên quan đến hiện tượng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về hiện tượng cực quang.

Cực quang là gì?

Cụm từ “cực quang” là một trong số từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất cùng với sao băng, nguyệt thực. Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học hiếm gặp. Chúng được hình thành do sự bức xạ từ tạo thành những vệt sáng đủ màu sắc. Trên bầu trời đêm các ánh sáng như những dải lụa được sinh ra. Hiện tượng kì thú này rất đẹp và lộng lẫy nhưng không phải ở đâu cũng có thể quan sát được. Chỉ có một số vùng nhất định mới thấy được hiện tượng quang học tự nhiên này.

Cực quang không chỉ ở Trái Đất

Từ vệ tinh thì ta biết được thế giới quan rộng lớn ngoài Trái Đất chính là Hệ Mặt Trời. Mặt Trời tác động đến tất cả các hệ hành tinh quanh nó. Tất nhiên không chỉ Trái Đất mới có hiện tượng cực quang này. Các hành tinh khác như Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tình và Hải Vương Tinh cũng có cực quang.

Tập trung ở hai bán cầu của Trái Đất

Cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường. Vì thế chúng rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Hiện tượng cực quang này diễn ra tại hai bán cầu của Trái Đất. Chúng được gọi là bắc cực quang ở bán cầu Bắc và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.

Tập trung ở 2 bán cầu của Trái Đất

Cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường. Vì thế chúng rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Hiện tượng cực quang này diễn ra tại hai bán cầu của Trái Đất. Chúng được gọi là bắc cực quang ở bán cầu Bắc và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.

Bão Mặt Trời tạo ra hiện tượng cực quang

Cực quang trong vật lý học lại được giải thích rất chi tiết bằng các điện từ xung đột. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hiện tượng bão Mặt Trời. Đây là những phản ứng hạt nhân với các hạt mang điện từ. Mặt trời bức xạ ra ngoài Vũ Trụ số lượng khổng lồ tạo thành dòng hạt điện. Khi dòng hạt mang điện này đi qua Trái Đất sẽ tác động đến bầu khí quyển. Bầu khí quyển sẽ ngay lập tức chặn các tia hại tiếp xúc trực tiếp với bề mặt. Sự cố bão Mặt Trời này đã tạo nên cực quang.

Chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang ở đâu?

Ở càng gần hai cực của Trái Đất thì bạn càng dễ dàng quan sát được cực quang. Nhưng ở hai cực này khí hậu rất khắc nghiệt, thậm chí có những nơi còn không có người sống. Tại các nước Bắc Âu bạn có thể đã quan sát hiện tượng cực quang này. Điểm “săn” cực quang được nhiều người yêu thích nhất chính là các quốc gia như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, Bắc Siberia, Alaska và Bắc Canada.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ migolatravel.com
Lê Sơn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *