Mặt trời – trung tâm của hệ mặt trời và những điều bạn chưa biết

Mặt trời – trung tâm của hệ mặt trời và những điều bạn chưa biết

Mặt trời – trung tâm của hệ mặt trời, đây là điều mà ai cũng biết. Nhờ có Mặt trời mà sự sống ở trên Trái đất mới có thể duy trì, cây cối mới có thể sinh sôi nảy nở, muôn thú mới có thể sinh sống. Từ xa xưa người ta đã coi Mặt trời là một vị thần, một người đem đến ánh sáng, xua tan màn đêm u tối. Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con người đã dần khám phá và nghiên cứu ra được rất nhiều vấn đề xung quanh hệ mặt trời.

Bạn có bao giờ đặt ra các câu hỏi như: Mặt trời bao nhiêu tuổi? Nhiệt độ của nó là bao nhiêu?… Chắc hẳn những câu hỏi trên các bạn đã nghe qua khá nhiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các độc giả những thông tin thú vị xung quanh mặt trời. Hy vọng với những điều lý thú này có thể giúp các bạn có thêm một chút kiến thức hữu ích.

Năng lượng của Mặt Trời đến từ phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Lực hấp dẫn tác động sẽ khiến các hạt nhẹ được hút lại gần nhau khiến cho khối lượng của các hạt trở nên đậm đặc hơn và tự sụp đổ.

Quá trình này tạo ra một lượng lớn năng lượng nhiệt do ma sát giữa các hạt. Ở nhiệt độ và tốc độ lý tưởng, hạt nhân của các nguyên tử hợp nhất với nhau để hình thành helium.

Quá trình này còn được gọi là “phản ứng nhiệt hạch”. Nó tạo ra các vụ nổ bức xạ lớn dưới dạng tia gamma. Phải mất khoảng 1 triệu năm thì các tia gamma mới có thể đi từ lõi ra đến bề mặt Mặt Trời. Đó là một quãng thời gian rất lâu!

Các tia gamma trong quá trình di chuyển sẽ thay đổi tần số cho đến khi tiến vào không gian trở thành loại ánh sáng vàng mà mắt thường chúng ta có thể thấy được như hiện nay.

Trong hệ mặt trời, nó chiếm gần như toàn bộ khối lượng (99,86%)

Khối lượng của Mặt Trời lớn hơn so với Trái đất khoảng 330.000 lần. Hầu như ba phần tư là Hydrogen, còn lại là Helium. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời.

Nhiệt độ của mặt trời là bao nhiêu độ C?

Mặt trời rất – rất nóng , tính riêng phần lõi của Mặt Trời nơi các phản ứng nhiệt hạch xảy ra không ngừng nghỉ thì nhiệt độ lên tới 15 triệu độ C. Trong khi nhiệt độ bề mặt chỉ rơi vào khoảng 6000 độ C.

Mặt trời dịch chuyển với vận tốc bao nhiêu?

Mặt trời di chuyển với vận tốc 220 km/giây ; Mặt trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng; phải mất đến 225 – 250 triệu năm Mặt trời mới có thể hoàn thành một vòng quay. Giả sử Mặt trời quay xung quanh tâm thiên hà Milky Way mất đến 225 – 250 triệu năm với vận tốc trung bình 220km/giây.

Mặt trời bao nhiêu tuổi?

Mặt trời ước tính hiện đang ở tuổi trung niên. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt trời được coi là một ngôi sao lùn vàng “trung niên”. Nghĩa là Mặt trời đã “sống” được hơn một nửa của cuộc đời mình .

Mất bao lâu thì ánh sáng di chuyển từ Mặt trời xuống Trái đất

Năng lượng trong ánh sáng Mặt trời mà chúng ta thấy ngày nay đã bắt nguồn từ phần lõi của Mặt trời 30.000 năm trước.

Ánh sáng mặt trời truyền qua các phân tử dày đặc ở trạng thái đặc biệt tạo nên mặt trời và chỉ mất 8 phút để chúng truyền tới Trái đất.

Tất cả năng lượng được tạo ra do phân rã ở vùng lõi này phải đi qua rất nhiều lớp để tới khí quyển của mặt trời trước khi phát vào không gian dưới dạng ánh sáng hoặc động năng của các hạt bụi Mặt trời.

Năng lượng Mặt trời được ứng dụng trong ngành công nghệ vũ trụ từ lâu

Ngành công nghiệp vũ trụ đã sớm áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời. Trong những năm 1950, ngành công nghiệp vũ trụ đã bắt đầu sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời để cung cấp điện trên tàu tàu vũ trụ.

Vệ tinh Vanguard 1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên trái đất chạy bằng pin mặt trời. Nó vẫn là vệ tinh nhân tạo lâu đời nhất trên quỹ đạo cách trái đất hơn 6 tỷ dặm.

Cái “chết” của Mặt trời

Mặt trời sẽ không thể tồn tại mãi mãi. Nó sẽ đốt hết nhiên liệu của mình và “chết”. Khi lượng hydro được tiêu thụ sạch sẽ . Mặt trời sẽ bắt đầu chuyển sang đốt cháy nguyên tố heli của nó.

Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 130 triệu năm. Trong quá trình đó, Mặt Trời sẽ tăng dần kích thước, nó trở nên sáng hơn, nóng hơn cho đến khi làm bay hơi hết các đại dương và phá hủy toàn bộ sự sống trên Trái Đất, rồi cuối cùng nuốt chửng toàn bộ hành tinh chúng ta cùng các tinh cầu lân cận.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ techway.vn
Lê Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *