Cùng nhau tìm hiểu về tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Cùng nhau tìm hiểu về tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Sơ lược về chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Quỹ Tiền tệ Quốc tế có tên tiếng Anh là International Monetary Fund, viết tắt IMF. Đây là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Hoạt động bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

IMF được mô tả như “Một tổ chức của 189 quốc gia”. IFM làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu. Bên cạnh đó còn thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Qua đó, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao,và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru. Tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF.  Hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác…

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945. Khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944.

Điểm danh những hoạt động chính của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trung ương. Bằng cách dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tế xuyên quốc gia.

Nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế. Bằng việc thông qua việc theo dõi các nền kinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu.

Đưa ra nguồn vốn cho vay để giúp các quốc gia vợt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn.

Đưa ra những nguồn vốn không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài. Nhằm mục đích giúp các nước phát triển chống lại đói nghèo.

Trợ giúp kĩ thuật và đào tạo để giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế.

Quá trình phát triển của chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMF được thành lập cách đây hơn 60 năm khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Những nước tham gia thành lập tổ chức này nhằm mục đích xây dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế có thể giúp thế giới tránh sự lặp lại những chính sách kinh tế sai lầm đã dẫn đến cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 cùng những mâu thuẫn toàn cầu đi kèm. Kể từ lúc thành lập cho đến nay, thế giới đã thay đổi một cách đáng kể, nhiều quốc gia đã trở nên giàu có hơn nhiều, và hàng triệu người đã thoát khỏi nạn đói nghèo, đặc biệt là ở Châu Á.

Cách thức hoạt động của IMF đã được thay đổi rất nhiều trong những năm qua. Đặc biệt là từ những năm 1990 vì tổ chức này đã và đang cố gắng thích ứng những nhu cầu đang thay đổi hàng ngày của các nước thành viên trong một nền kinh tế toàn cầu hóa.

Cơ cấu tổ chức của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.

Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế( IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).

Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của IMF. 24 thành viên của Ban Giám đốc Điều hành này thay mặt cho 186 quốc gia thành viên.

Những hạn chế và những tồn tại của tổ chức IMF

Các nhà phê bình khẳng định rằng các quốc gia không vay tiền từ IMF đều bị đối xử tương tự bởi các cơ quan cho vay tiềm năng khác. Do đó, khiến cho ảnh hưởng toàn cầu của IMF càng được gia tăng. Họ cũng cho rằng IMF đã đã hoạt động sai lệch so với Hiến chương IMF. Trong đó kêu gọi việc đưa ra các quyết định cho vay chỉ đơn thuần dựa trên các căn cứ về kinh tế. Các nhà phê bình cũng cho rằng IMF dễ dãi khi cung cấp các khoản vay cho một số nước (ví dụ như Nga). Trong khi  khó khăn hơn với các nước khác.

Cũng như tất cả các tổ chức tài chính quốc tế khác, từ năm 2008 IMF đã nhanh chóng chuyển ưu tiên sang đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cung cấp những nguồn vốn khổng lồ cho một số nước gặp khó khăn nhất. Ví dụ như Iceland hay Ucraina. Một số nhà kinh tế thậm chí còn kêu gọi thành lập một hiệp định Bretton Woods mới. Trong đó IMF sẽ có một vai trò điều tiết mạnh mẽ hơn so với vai trò mà tổ chức này nắm giữ kể từ khi cơ chế tỉ giá hối đoái cố định dựa trên hệ thống Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1971.

Nguồn: Nghiên cứu quốc tế

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *