Bạn có muốn biết thông tin của Tổ chức Cà phê Quốc tế  ?

Bạn có muốn biết thông tin của Tổ chức Cà phê Quốc tế  ?

Giới thiệu sơ liệu về tổ chức Cà phê Quốc tế

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) là tổ chức liên chính phủ (lớn và quan trọng nhất) về cà phê. Với vai trò kết hợp xuất khẩu và nhập khẩu giữa chính phủ các nước. Nhằm giải quyết những thách thức mà ngành cà phê thế giới phải đối mặt thông qua hợp tác quốc tế. Chính phủ các nước thành viên của ICO chiếm 98% sản lượng cà phê thế giới và 83% tiêu dùng thế giới.

Tổ chức Cà phê Quốc tế được thành lập vào năm 1963 tại Luân Đôn. Dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc (UN) vì tầm quan trọng kinh tế lớn của cà phê. ICO điều hành Hiệp định về Cà phê Quốc tế (ICA). Đây là một công cụ quan trọng cho hợp tác phát triển.

Hội đồng Cà phê Quốc tế là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ICO. Và bao gồm các đại diện của mỗi Chính phủ thành viên. ICO họp vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm để thảo luận về các vấn đề cà phê. Ngoài ra, phê duyệt các văn kiện chiến lược và xem xét các khuyến nghị của các cơ quan tư vấn và ủy ban…

Nhiệm vụ của Tổ chức Cà phê Quốc tế là củng cố ngành cà phê toàn cầu và thúc đẩy sự mở rộng bền vững của ngành cà phê. Dựa trên yếu tố thị trường để cải thiện chất lượng sống của tất cả những người tham gia trong ngành cà phê.

Tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của tổ chức Cà phê Quốc tế

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong giai đoạn giá cà phê sụt giảm, nhiều quốc gia xuất khẩu đã phải trải qua thời gian suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Các hộ gia đình sản xuất cà phê rơi vào cảnh khốn quẫn. Và từ đó phát sinh vô vàn vấn đề kinh tế, chính trị, và tệ nạn xã hội. Mặt khác, người tiêu dùng cà phê cũng bắt đầu nhận thức được rằng những vấn đề kinh tế có tác động đáng kể tới chất lượng cà phê. Mua và sử dụng các loại cà phê có chất lượng cao ngày càng khó khăn hơn. Do vậy, giải pháp dung hòa lợi ích từ cả hai phía cung – cầu là tăng chất lượng cà phê và tăng giá bán.

Khuyến khích sức mua người tiêu dùng

ICO đưa ra một bản hướng dẫn khuyến khích tiêu dùng cà phê nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu. Và sau đó quảng bá và khuyến khích tiêu dùng. Đặc biệt tại các quốc gia sản xuất cà phê.

Nâng cao thế mạnh và phát triển bền vững tổ chức Cà phê Quốc tế

ICO đưa ra khái niệm kinh tế cà phê dùng để nhấn mạnh vai trò của hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. Về khía cạnh môi trường, cây cà phê có đóng góp quan trọng trong việc xử lý khi carbon. Bên cạnh đó còn duy trì môi trường xanh và sạch. Cây cà phê cũng có đóng góp đáng kể về mặt xã hội với cộng đồng dân cư. Nhờ vào việc thông qua giá trị kinh tế nó mang lại. Do vậy, phát triển ngành cà phê còn bao gồm cả mục tiêu bảo vệ môi trường. Do đó, giúp cho sự tăng trưởng kinh tế , xã hội phát triển bền vững.

Sự đa dạng hóa trong sản phẩm

ICO cũng nghiên cứu các khả năng phát triển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Nhằm bổ sung và thay thế cho cây cà phê. Qua đó, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ sụt giảm lượng và giá trị xuất khẩu cà phê. ICO tổ chức và thực hiện các nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp cùng các cơ sở nghiên cứu khoa học và tổ chức phát triển quốc tế trong từng dự án cụ thể.

Tổng hợp thành viên của tổ chức Cà phê Quốc tế

Hiện có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào hiệp hội cà phê Thế Giới. Bao gồm 45 nước sản xuất và 32 nhà nhập khẩu.

Nguồn: Giacaphe

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *