Thói Tiêu Tiền Như Nước Của Nhiều Bạn Trẻ Vì Thích Làm Màu

Thói Tiêu Tiền Như Nước Của Nhiều Bạn Trẻ Vì Thích Làm Màu

Nhiều bạn trẻ không có nhiều điều kiện về kinh tế nhưng vẫn có thói quen mua sắm “vô tội vạ”. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen thích làm màu, sĩ diện hão và muốn chứng tỏ bản thân.

Kết quả của nhiều cuộc khảo sát gần đây tại Anh; Mỹ và  Australia đã cho thấy nhiều cô gái trẻ có thói quen mua sắm “đại gia” dù thu nhập chỉ vừa đủ sống. Họ không cần suy nghĩ nhiều đã chi tiền mua một bộ quần áo hiệu; túi xách nổi tiếng với giá cao gấp mấy lần thu nhập của mình; chỉ đề thỏa mãn cái tôi và thể hiện đẳng cấp của bản thân.

Nhiều bạn trẻ còn không bao giờ mặc một bộ quần áo quá hai lần. Họ sợ rằng người khác trông thấy sẽ có nhận xét không tốt về trình độ thời trang của mình. Phần lớn, các cô gái này đều chỉ quan tâm một vấn đề duy nhất là mình sẽ trông nổi bật như thế nào khi xuất hiện. Bao gồm cả trên mạng xã hội và ngoài thực tế.

Nỗi ám ảnh sợ bị chê “quê mùa” của nhiều bạn trẻ

Thói quen nghiện mua sắm của giới trẻ còn xuất phát từ tâm lý “không muốn lặp lại đồ đã mặc”. Chia sẻ với The New York Times, Mia tiết lộ cô đã mua gần 100 bộ quần áo vào năm ngoái. Thứ được cô tận dụng nhiều nhất là quần legging màu xám có giá 2,5 bảng Anh. Lúc đi chơi, cô sẽ mặc váy đỏ. Mia thích item này vì nó phù hợp với dáng người đồng hồ cát của cô. “Tôi đã mặc nó ba lần, đó là con số rất nhiều với tôi. Bình thường tôi chỉ mặc một lần rồi cất”, nữ sinh nói.

Một số bạn trẻ ngại mặc lại đồ đã lên hình rồi.
Một số bạn trẻ ngại mặc lại đồ đã lên hình rồi.

Mia cho biết thêm cô không muốn xuất hiện trong trang phục cũ, khi nó đã được chụp và đăng lên mạng xã hội. Cô e ngại ai đó sẽ nghĩ mình không có phong cách khi mặc lại nhiều lần một thứ. Gout thời trang nên được thay đổi linh hoạt tùy theo tình huống và các sự kiện khác nhau. Vì chỉ định mặc mỗi thứ 1-2 lần nên cô gái trẻ thường chọn mua những bộ rẻ nhất.

Thu hút sự chú ý

Alana Wilson (18 tuổi) nói rằng Instagram cũng đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng mua sắm của cô. Sofia Barbetta, một người bạn khác của Wilson và Vargas, cũng đồng tình với ý kiến này. “Tôi thấy tất cả đều có trên Instagram. Hầu hết quần áo tôi muốn mua đều có trong mục quảng cáo. Thậm chí, nó hiện lên liên tục dù tôi không bấm theo dõi trang đó”, Wilson nói thêm.

Mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của giới trẻ.
Mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của giới trẻ.

Còn với Nicole Lambert (20 tuổi, sống ở Sydney, Australia), sinh viên ngành quan hệ công chúng và quảng cáo tại ĐH New South Wales, trang phục là cách để thể hiện bản thân. Những ngày trong tuần, Nicole đi dạy thêm và làm nhân viên bán hàng. Khi có thời gian nghỉ, cô và các bạn thích ăn mặc đẹp và tham gia lễ hội. Chúng tôi không phải là influencer nhưng vẫn muốn được mọi người chú ý và ngưỡng mộ. Vì thế, tôi tránh mặc cùng một bộ trang phục hai lần.

Nicole thường tìm kiếm quần áo ít nhất một lần/tuần, cho dịp nào đó hoặc đơn giản là để đi làm. Cô cũng tham khảo các tips mix đồ từ trên mạng. Hơn 60% số lần mua sắm của cô là qua trực tuyến, số còn lại là tại cửa hàng. “Tôi không ngại mặc một cái gì đó kỳ lạ. Tôi thực sự thích thú với việc này”, Nicole khẳng định.

Theo Zing News

Bảo Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *