Những sự thật thú vị về ánh sáng mặt trời không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về ánh sáng mặt trời không phải ai cũng biết

Ánh sáng mặt trời – thứ chúng ta luôn nhìn thấy hằng ngày. Một điều có vẻ như là quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng liệu bạn có hiểu rõ về nó? Chúng ta ai cũng biết rằng nhờ có ánh sáng của mặt trời mà sự sống trên Trái Đất mới được duy trì, cây cối mới sinh sôi nảy nở, vạn vật mới phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được, ánh sáng không hề đơn giản như những gì chúng ta nhìn thấy nó.

Bạn có bao giờ đặt ra các câu hỏi, tại sao bầu trời lại có màu xanh, tại sao lại có hiện tượng cực quang,… tất cả những câu hỏi đó đều có thể giải thích thông qua ánh sáng. Tại sao ư, bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn. Cùng nhau tìm hiểu những sự thật thú vị về ánh sáng mặt trời nhé. Hy vọng với những thông tin sắp tới mà các bạn đọc sẽ giúp các bạn tích lũy thêm được những kiến thức bổ ích cho bản thân.

Màu sắc của ánh sáng mặt trời từ bên ngoài khí quyển

Nếu quan sát mặt trời từ bên ngoài khí quyển trái đất, bạn sẽ thấy nó có màu trắng vì ánh sáng của nó không bị tán xạ bởi khí quyển trái đất. Từ trái đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng là do ánh sáng bị khí quyển phân tán. Nhưng nếu quan sát từ sao Kim, bạn sẽ không thể nhìn thấy gì do bầu khí quyển quá dày.

Bầu trời liệu có phải là màu xanh

Khi ánh sáng mặt trời chạm phải các phân tử khí ở bầu khí quyển, những ánh sáng có bước sóng dài như đỏ, cam, vàng dễ dàng đi qua. Trong khi đó, ánh sáng có bước sóng ngắn như xanh và tím bị hấp thụ và bị tán xạ khắp mọi hướng. Khi nhìn lên bầu trời ban ngày, ánh sáng xanh và tím lọt vào mắt ta. Tuy nhiên, mắt con người dễ cảm thụ tần số ánh sáng xanh hơn so với tần số ánh sáng tím. Do đó ta thấy bầu trời có màu xanh.

Cực quang – một hiện tượng kì quan của ánh sáng

Quan niệm về cực quang khác nhau tùy theo văn hóa của các nước. Trong thần thoại Na Uy, cực quang là ánh sáng tỏa ra từ áo giáp của các chiến binh Valkyrie.

Người Alaska tin rằng cực quang là điệu nhảy của linh hồn các loài vật. Xét dưới góc nhìn khoa học, cực quang được tạo ra nhờ sự tương tác của các hạt mang điện tích trong gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên trái đất. Gió mặt trời bị tầng khí quyển chặn lại, gây ra sự xung đột điện từ. Sự xung đột đó tạo thành những dải sáng chuyển động liên tục. Đôi khi cực quang xuất hiện như những dải ruy băng phất phới mang màu xanh dương, xanh lá, tím, cam, đỏ hoặc tất cả các màu đó. Chúng ta thấy được các màu khác nhau là do sự thay đổi nồng độ khí theo độ cao.

Mất bao lâu ánh sáng mặt trời mới tới được Trái Đất?

Khoảng cách từ mặt đến trái đất là 150 triệu km. Để đi hết đoạn đường đó và chạm tới bề mặt trái đất, ánh sáng mặt trời mất 8 phút 20 giây với vận tốc 300.000 km/giây. Nhưng ngay tại mặt trời, những tia sáng (bao gồm cả tia hồng ngoại và tia cực tím) phải mất đến hàng triệu năm để xuất phát từ lõi ra đến bề mặt của mặt trời.

Cầu vồng kép – một hiện tượng thú vị

Cầu vồng kép cũng là một sự thật thú vị về ánh sáng. Không phải ai cũng may mắn được chiêm ngưỡng cầu vồng kép bởi nó cực kỳ hiếm. Khi tia sáng mặt trời gặp giọt nước trong không khí, chúng sẽ bị bẻ cong hoặc dội ngược lại. Ánh sáng bị tán xạ thành 7 màu cơ bản. Phần lớn ánh sáng thoát ra ngoài và tạo thành một vòng cung ở phía đối diện với mặt trời.

Cầu vồng đơn có màu sắc theo thứ tự từ trên xuống là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Còn ở hiện tượng cầu vồng kép, chiếc cầu vồng phụ sẽ có màu đảo ngược lại. Đó là tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Hiện tượng này xảy ra khi hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc. Ngoài ra còn có cầu vồng bậc ba và bậc bốn, nhưng chúng càng hiếm gặp hơn nữa.

Quán tính của ánh sáng

Quán tính là một trong những sự thật thú vị về ánh sáng. Bạn có biết rằng ánh sáng cũng có quán tính? Các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu điều này để sử dụng năng lượng ánh sáng nhằm giúp các chuyến du hành vũ trụ tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Cơ thể con người cũng có thể phát sáng

Con người cũng có khả năng tự phát sáng nữa đấy! Tuy nhiên, ánh sáng này yếu hơn khả năng nhìn của mắt người tới 1.000 lần. Đó là lý do chúng ta không thể nhìn thấy.

Bình minh và hoàng hôn

Vào buổi bình minh và hoàng hôn, ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một quãng đường xa hơn trong bầu khí quyển dày hơn để tới được mắt người. Lúc đó, ánh sáng có bước sóng ngắn bị tán xạ gấp nhiều lần. Khi đó chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài là đỏ, cam và vàng. Đấy là lý do vào 2 thời điểm trên, chúng ta thường thấy bầu trời có màu đỏ, cam, vàng.

Thế nào là đám mây ánh kim

Ngoài cực quang, cầu vồng kép thì đám mây ánh kim cũng là sự thật thú vị về ánh sáng. Hiện tượng này còn được gọi là mây ngũ sắc. Vào những ngày hè oi bức, những đám mây mang màu sắc rực rỡ như cầu vồng thường xuất hiện trên bầu trời ở thời điểm chiều tối. Đó là do ánh sáng mặt trời bị phản xạ hoặc khúc xạ qua các đám mây, tạo ra những màu sắc khác nhau trên những đám mây tầng cao. Đây còn là hiện tượng báo hiệu thời tiết nắng nóng kéo dài. Khi đó, các đám mây ngưng tụ thành giọt nước nhưng không thể mưa được.

Tốc độ ánh sáng

Có lẽ ai cũng biết ánh sáng có tốc độ nhanh nhất trong vũ trụ. Mỗi giây ánh sáng có thể di chuyển được với vận tốc hơn 300.000km. Một sự thật thú vị là nếu di chuyển với tốc độ ánh sáng trong 1 giây, bạn có thể đi 7,5 vòng trái đất.

Xem thêm các thông tin khác tại đây.

Trích dẫn từ tiepthigiadinh.vn
Lê Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *