Bất động sản ma, liệu nhà đầu tư có lấy lại được tiền ?

Bất động sản ma, liệu nhà đầu tư có lấy lại được tiền ?

Bất động sản ở Việt Nam từ lâu đã là một thị trường sôi động và là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận vô cùng hấp dẫn đối với nhiều người. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ trong nước đã không ngần ngại đổ tiền tỷ vào các dự án đất hay căn hộ chung cư với mong muốn thu về được những khoản lợi nhuận khổng lồ sau đó. Nhưng việc đầu tư vào bất động sản chưa bao giờ là dễ dàng và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ; trong số đó là việc mua nhầm phải dự án ma.

Dự án ma là cách gọi thông thường của giới đầu tư nhà đất để chỉ những dự án không có thật ; chưa được cấp phép hoặc chưa đủ điều kiện bán. Lợi dụng nhu cầu về trao đổi mua bán nhà đất tăng cao, một số công ty bất động sản đã làm ăn chộp giật, bán những lô đất trong dự án chưa được cấp phép nhằm thu lợi bất chính. Sự lộng hành của các dự án ma như vậy đã gây ra xáo trộn thị trường ; gây thiệt hại không nhỏ cho những người muốn đầu tư thực sự nhưng lại thiếu thông tin và tư vấn đúng cách.

Từ sự thiếu kiến thức và nhẹ dạ cả tin ấy mà nhiều người đã mất một khoản tiền lớn vào các dự án ma. Chính vì thế, những câu hỏi như : xử lý ra sao ? Làm cách nào để đòi lại tiền khi mua phải bất động sản ma ? luôn được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Nhận biết và phân loại

Theo luật sư Phạm Thanh Sơn, dự án ma được chia thành 2 loại.

Thứ nhất là những dự án có tồn tại; được cấp phép nhưng không đủ điều kiện để mở bán; và chủ đầu tư không đủ điều kiện để thi công xây dựng. Những dự án này có thể hoàn thành bước phê duyệt chủ trương; thiết kế cơ sở; quy hoạch tổng mặt bằng nhưng đến bước xác định tiền sử dụng đất để nộp cho cơ quan nhà nước thì chủ đầu tư dừng lại; công bố dự án và huy động vốn từ khách hàng. Những trường hợp này vi phạm quy định về việc huy động vốn nhưng không vi phạm pháp luật hình sự và không có hành vi lừa đảo.

Thứ hai là những dự án được ngụy tạo đầy đủ các giấy tờ; bản vẽ nhưng không có thật và không được bất kỳ cơ quan nhà nước nào phê duyệt. Đây là những dự án có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ở Việt Nam, tính đến nay đã có 5 trường hợp bị xử lý.

Cách xử trí khi gặp dự án ma

Câu chuyện về dự án ma không còn là chuyện mới mà đã xuất hiện từ khoảng 2-3 năm trước. Dù đã nhiều lần được các cơ quan chức năng cảnh báo nhưng vẫn có rất nhiều người mua mắc bẫy. Để tránh mua phải dự án ma; luật sư Phạm Thanh Sơn khuyên người mua trước khi xuống tiền nên cần tìm hiểu kỹ về dự án; đặc biệt là 4 loại giấy tờ quan trọng, gồm:

  • Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Phê duyệt thiết kế cơ sở, quy hoạch tổng mặt bằng, đi kèm đơn giá đất, hóa đơn nộp tiền sử dụng đất
  • Chứng nhận đăng ký hợp đồng mẫu đối với dự án chung cư
  • Nếu thông qua sàn, phải có hợp đồng của chủ đầu tư với sàn giao dịch

Trong trường hợp đã mua phải dự án ma và người mua tiến hành khởi kiện thì hồ sơ vụ án sẽ được chuyển sang vụ án hình sự. Khi đó, đối với những dự án đã được cấp phép nhưng chưa đủ điều kiện mở bán; người mua rất dễ đòi lại tiền. Tuy nhiên, với những dự án không được phê duyệt; được lập ra nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; việc lấy lại được tiền là rất khó. Trong trường hợp cơ quan điều tra; cơ quan truy tố và xét xử truy thu được khoản tiền từ người có hành vi phạm tội trục lợi thì người mua có thể được giải quyết.

>>> Xem thêm: Nhà mặt tiền ở Việt Nam và Mỹ có gì khác nhau?

Trích dẫn từ batdongsan.com.vn

Nguyễn Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *