Bạo lực với phụ nữ và trẻ em cần được chấm dứt ngay lập tức

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em cần được chấm dứt ngay lập tức
Sự kiện truyền thông

Bạo lực – vấn đề vẫn chưa có hồi kết

Sự kiện truyền thông đáng chú ý

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hiệp quốc đã tổ chức sự kiện truyền thông. Đó là “Bữa sáng ruy băng trắng lần thứ 6 – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em”. Sự kiện gây sự chú ý với các thông tin được đưa ra về vấn đề bạo lực. Cụ thể là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Sự kiện được thực hiện nhằm lên án các hành động bạo lực trong xã hội. Mục đích là đề ra các biệt pháp giảm thiểu các thiệt hại của bạo lực gây ra. Các thiệt hại này không chỉ tác động đến phụ nữ và trẻ em mà còn tới nam giới. Cụ thể là gây mất cân bằng an sinh xã hội, đặc biệt là nền kinh tế.

Các con số về bạo lực

Thông tin từ sự kiện, có đến 62,5% trong 1400 phụ nữ trẻ em, phụ nữ bị bóc lột tình dục. Tiếp đến là các phụ nữ bị trao đổi mua bán với mục đích lao động là 13.46%. Trong có, các nạn nhân vừa bị bóc lột vừa bị mua bán chiếm đến 11,2%. Đây là các con số rất đáng báo động về vấn đề bạo lực cần được lên án gay gắt.

bao-luc-1
Vấn đề bạo lực ở phụ nữ và trẻ em

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, tính đến năm 2017 có khoảng hơn 520.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia/ lãnh tổ trên thế giới. Năm 2016, Việt Nam đã có 37% là lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.

Ngôi nhà Bình yên cung cấp dịch vụ tham vấn cho 14.000 lượt người về quyền phụ nữ. Phòng chống bạo lực giới cho thấy 24,5% là về phòng chống mua bán người và di cư.

Các thách thức cần đối mặt

Bà Dương Ngọc Linh, GĐ Trung tâm phụ nữ và phát triển cho biết như sau. Hành trình phụ nữ di cư lao động phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bao gồm: không có cơ hội tiếp cận các kênh chính thức đi làm việc ở nước ngoài, không có cơ hội được tìm hiểu các quyền của phụ nữ lao động di cư tại nước đến, vai trò của tổ chức hỗ trợ người lao động, thông tin, kỹ năng để có thể phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân để phòng tránh mua bán người và bạo lực giới.

Vẫn còn rất nhiều khó khăn…

Hơn 100 đại biểu đến từ Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB&XH, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… đã thảo luận những giải pháp nhằm cải thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ di cư.

bao-luc-2
Bạo lực ở trẻ em và phụ nữ

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, có khá nhiều vụ việc đáng thương liên quan đến phụ nữ đi lao động ở nước ngoài bị bạo lực, xâm hại. Trong khi đó, việc hỗ trợ cho lao động ngoài nước còn nhiều khó khăn. Cơ quan đại diện ngoài nước rất khó chủ động để bảo vệ người lao động do không nắm được thông tin. Thường chỉ khi có vụ việc xảy ra rồi mới biết để bảo vệ.

Vì vậy, nếu có chính sách phối hợp tốt giúp cơ quan đại diện nắm được có bao nhiêu lao động tại nước sở tại thì sẽ hoạch định được kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ. Cũng như khi gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài sẽ lồng ghép, cung cấp thông tin, số hotline để khi người lao động thấy họ sắp bị xâm hại thì liên hệ. Bên cạnh đó, phụ nữ di cư cũng cần chủ động tìm hiểu địa chỉ có thể hỗ trợ mình khi cần.

Nguồn: Phapluatxahoi.vn

Nguyễn Nhung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *