“Văn hóa 996” Khiến Người Trẻ Xứ Trung Dần Chết Mòn
Nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang làm vào tình trạng héo mòn sức khỏe từng ngày vì “văn hóa 996” ở quốc gia này. Nó tương tự như văn hóa “Gwarosa” ở Hàn hay “Karoshi” ở Nhật Bản.
Đây là một văn hóa được nhiều tỷ phú và nhà kinh doanh thành công ca ngợi và kêu gọi cần được phát huy mạnh mẽ. Thế nhưng, thời gian làm việc kéo dài 12 tiếng/ngày, liên tục 6 ngày trong tuần khiến nhiều người lao động không còn thời gian dành cho các hoạt động khác. Họ đành phải “ăn bớt” thời gian dành cho việc ngủ để hẹn hò, vui chơi, giải trí,…
Phương pháp này không chỉ được nhiều người trẻ Trung Quốc lựa chọn mà còn được xảy ra đối với người lao động các quốc gia khác. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các hệ quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến tinh thần mệt mỏi; hiệu suất làm việc kém ngày hôm sau. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đột quỵ ngày càng tăng. Đặc biệt là ở độ tuổi trẻ từ 25 đến 35 tuổi.
Người trẻ Trung Quốc lựa chọn “trả thù giấc ngủ”
Vì nuối tiếc khoảng thời gian cá nhân ít ỏi; người trẻ Trung Quốc không ngủ ngay mà thường thức khuya lướt mạng, đọc báo hay xem phim. Họ chấp nhận hy sinh giấc ngủ để gỡ gạc chút thời gian dành cho bản thân. Tại Trung Quốc, xu hướng này được gọi là “trả thù giấc ngủ”. Tại xứ tỷ dân, cuộc khảo sát của chính phủ năm 2018 chỉ ra 60% công dân sinh sau năm 1990 mắc chứng thiếu ngủ; chủ yếu sống ở thành thị. Đây là những khu vực ưa chuộng văn hóa “996” – phong cách làm việc vắt kiệt sức lực của người lao động.
Theo báo cáo gần đây của Đài Truyền hình Quốc gia CCTV và Cục Thống kê Quốc gia; một người Trung Quốc chỉ có trung bình 2,42 tiếng/ngày không vướng bận công việc; giảm 25 phút so với năm ngoái. Gu Binh (33 tuổi); giám đốc sáng tạo một công ty truyền thông ở Thượng Hải; thường làm việc thâu đêm. Cô coi việc đi ngủ trước 2h sáng là “chuyện xa xỉ”. “Dù hôm sau mệt mỏi cỡ nào, tôi vẫn không thể chìm vào giấc ngủ. Tôi muốn gỡ gạc thời gian dành cho bản thân”; Gu nói. Gần đây, cô mới cân nhắc thay đổi thói quen sinh hoạt vì sức khỏe của mình.
Lằn ranh mờ ảo giữa công việc – nghỉ ngơi
Dù đem lại khoảng thời gian cá nhân ít ỏi; song việc đánh đổi giấc ngủ lại không phải phương án tối ưu, lâu dài. Thiếu ngủ trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, cả về tâm lý và thể chất. Không thể tách bạch thời gian cho công việc và nghỉ ngơi là một trong những lý do tình trạng “trả thù giấc ngủ”. Nhiều người mắc kẹt trong suy nghĩ về công việc ngay cả sau giờ tan tầm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ.
Không thể thay đổi văn hóa làm việc trong một sớm một chiều, giới trẻ xứ Trung phải tiếp tục tìm cách thích ứng. Với Gu Bing, cô hài lòng với cuộc sống hiện tại. “Đôi lúc, tôi thấy khoảng thời gian buổi đêm thật tuyệt vời. Tôi cùng bạn bè sẽ ngồi ngắm cảnh; ca hát cùng nhau”. Một số người thì lại quyết định từ bỏ công việc “996” của mình để tìm đến một môi trường làm việc thoải mái hơn.
Theo Zing News
Bảo Vân