Apple tuyên bố ngừng đặt hàng từ nhà máy sản xuất iPhone nợ lương công nhân

Apple tuyên bố ngừng đặt hàng từ nhà máy sản xuất iPhone nợ lương công nhân

Vừa qua, hãng Apple Inc. thông báo sẽ ngừng đặt hàng từ nhà cung cấp Wistron Corp-Ấn Độ. Công ty này gần đây liên tục nợ lương công nhân dẫn tới nhiều công nhân biểu tình bạo loạn.

Nguyên nhân của cuộc bạo loạn

Ngày 19/12 vừa qua, hãng Apple Inc. đã thông báo sẽ tạm ngừng đặt hàng từ nhà máy Wistron Corp., ở Ấn Độ. Nguyên nhân do thiếu sót cách quản lý lao động và không thực hiện đúng quy trình quản lý giờ làm việc. Từ đó dẫn tới chậm thanh toán lương cho nhân viên, công nhân vào tháng 10 và 11/2020.

Đầu tháng 12, các công nhân ở nhà máy Narasapura  đã bạo loạn vì cho rằng không được trả lương. Sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường và bắt 132 người vì gây náo loạn, phá hoại.

Được biết, Wistron đã tạo áp lưc cho công ty khi tuyển dụng nhân sự quá mức ở Ấn Độ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ quản lý nhân sự cũng như toàn công ty. Apple cho biết Wistron đã có biện pháp kỷ luật và chấn chỉnh lại đội ngũ nhân viên ở Narasapura.

Hiện, Wistron đang được “theo dõi” và công ty sẽ không được nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào. Wistron cũng thông báo sa thải Phó chủ tịch đang giám sát các hoạt động ở Ấn Độ. Đồng thời mở một đường dây nóng để công nhân có thể nói lên những lo ngại của mình.

Tháng trước, Apple cũng đã đình chỉ hoạt động kinh doanh mới với đối thủ lớn hơn của Wistron là Pegatron Corp. Sau khi phát hiện ra sai phạm lao động trong chương trình việc làm cho sinh viên, đồng thời có hành động mạnh tay xử lý một dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, bị cáo buộc lạm dụng công nhân lâu nay.

Hệ lụy của cuộc bạo loạn

Cuộc bạo loạn của những công nhân này đã làm hỏng tài sản và cướp đi hàng nghìn iPhone; máy tính xách tay. Theo thống kê, Wistron bị mất 4,37 tỷ rupee  và hơn 20.000 sản phẩm iPhone bị đánh cắp. Hiện chưa có báo cáo về thương vong.

Theo một số nguồn, nhà máy Wistron đã bị ảnh hưởng bởi bạo loạn và dây chuyền sản xuất vẫn chưa thể hoạt động trở lại. Ngoài nhà máy Nalsapur, Wistron còn có hai nhà máy khác ở Ấn Độ sản xuất điện thoại di động.

Các nhà đầu tư sẽ dè chừng

Trước đó, các quan chức Ấn Độ nói rằng, Apple đã thâm nhập vào Ấn Độ với quy mô lớn; “9 nhà cung cấp đã chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ”. “9 nhà cung cấp” này ám chỉ 8 xưởng sản xuất iPhone; một nhà máy sản xuất linh kiện, bao gồm Foxconn; Pegatron và Wistron.

Thẳng thắn nói, lương của công nhân Ấn Độ có lợi thế về chi phí so với công nhân Trung Quốc, Việt Nam. Nhưng điều đáng nghĩ là liệu lợi thế đó có bị biến mất bởi những sự kiện không chắc chắn. Hay thậm chí mang lại nhiều tổn thất hơn hay không. Đồng thời, hệ thống chuỗi cung ứng không hoàn hảo ở Ấn Độ và sự thiếu hiểu biết về các quy định của các công ty lao động là những căn bệnh khó chữa ở đáy của ngành sản xuất.

Nếu cuộc bạo động không phải do nhân viên tự phát mà là tội phạm có tổ chức và được dàn xếp từ bên ngoài. Đây sẽ là đòn giáng nặng nề không chỉ với Wistron mà còn với các công ty sản xuất có vốn đầu tư ở Ấn Độ.

Đọc nhiều tin tức kinh tế hơn tại: DHH

Nguồn: Báo Việt Nam Plus

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *