Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Xúc tiến thương mại trực tuyến

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Xúc tiến thương mại trực tuyến
Những năm gần đây, một số vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang có bước chuyển mình nhằm đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Việc chuyển mình để tăng sức cạnh tranh; phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường để được nhiều người biết tới hơn.Cách đây không lâu, Câu lạc bộ Đặc sản Đồng Tháp đã hợp tác cùng sàn TMĐT Tiki mở gian hàng ” Đặc sản Đồng Tháp”.

Chuyển động theo xu hướng mới

Cơ sở sản xuất của Đồng Tháp đã giới thiệu 135 sản phẩm đặc sản của hơn 20 doanh nghiệp. Có một số sản phẩm đặc sản nổi bật như: Trái cây sấy; mứt trái cây sấy; trà lá sen; hủ tiếu khô; nước mắm; nón lá sen; nhang sen; tinh dầu,…

Trên sàn TMĐT Tiki, các sản phẩm đặc sản của Đồng Thấp vẫn liên tiếp cập nhật các sản phẩm mới; do CLB Đặc sản Đồng Tháp quản lý. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,…hoàn thiện hơn về phần nhìn, hồ sơ, giấy tờ liên qua,… để đưa sản phẩm lên sàn.

Thời gian qua, một số vùng của ĐBSCL tập trung đẩy mạnh phát triển TMĐT để tăng cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản. Nhiều doanh nghiệp ở vùng này đã biết tới việc ứng dụng các sàn; mạng xã hội và website để kinh doanh trực tuyến.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Xúc tiến thương mại trực tuyến

Đại diện sàn Lazada cho biết, lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từng liên hệ với sàn để triển khai dự án;  với kỳ vọng tăng doanh số tiêu thụ đặc sản vùng miền và đưa sản phẩm đến nhiều quốc gia khác.

Ở Bến Tre, trong 3 năm trở lại đây đã tập trung cho TMĐT; đạt doanh số ở top đầu khu vực ĐBSCL. Hồi năm ngoái, người dân tỉnh này đã mua đến hơn 10.000 đơn hàng trên các sàn TMĐT.

Vượt qua những giới hạn

Một số doanh nghiệp khởi nghiệp của Bến Tre cũng đã chọn kinh doanh trực tuyến và siêu thị là kênh tiêu thụ chính. Công ty phát triển thực mỹ phẩm VFARM đã tạo nhiều loại mỹ phẩm từ trái dừa; được đưa lên tiêu thụ trên sàn Amazon.

Trong 3 năm qua, tỉnh Bến Tre cũng đã hỗ trợ 50 DN; HTX; cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng website TMĐT. Hơn 50 DN, cửa hàng bán lẻ được hỗ trợ ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh; nhiều DN được trợ giúp để tham gia sàn giao dịch điện tử như Lazada, Alibaba, Amazon…

Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh đang chú trọng phát triển thương hiệu gắn với khoa học công nghệ, chuyển đổi, chú trọng đưa hàng hoá nông sản lên các sàn TMĐT. Tới nay, cả tỉnh đã có 25 DN tham gia có hiệu quả trong các sàn TMĐT.

Có thể nói, để đưa nông sản vùng ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu cần đẩy mạnh thương mại hóa nông sản. Và một trong những vấn đề không thể thiếu là bắt mạch xu huớng thị trường, trong đó có xu hướng mua sắm trực tuyến, nhằm định hướng tốt cho đầu ra nông sản.

Riêng với việc đưa nông sản ĐBSCL có thể xuất khẩu hiệu quả qua kênh TMĐT xuyên biên giới. Giới chuyên gia cho rằng muốn làm được điều đó thì các DN trong vùng phải có hiểu biết tốt; tự tìm tòi và nâng cao những công cụ đặc thù của các sàn TMĐT toàn cầu.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Xúc tiến thương mại trực tuyến

Đọc nhiều tin tức kinh tế hơn tại : DHH

Nguồn: Báo Doanh Nghiệp Việt Nam

Phạm Minh Thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *