Những tháng cuối thai kỳ, bạn cần chú ý những gì?

Những tháng cuối thai kỳ, bạn cần chú ý những gì?

Những tháng cuối thai kỳ, bạn cần làm gì?

Bạn và bé yêu đã đồng hành cũng nhau được hơn nửa năm rồi. Đây là thời điểm cuối thai kỳ. Ở giai đoạn này, chế độ chăm sóc mẹ bầu vẫn cần rất kỹ lưỡng. Gia đình cần liên tục bổ sung dưỡng chất. Cũng nên khuyến khích mẹ bầu chịu khó đi lại thư giãn chứ đừng nằm một chỗ. Nhưng có một số điều rủi ro có thể xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Là một bà mẹ, bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức quan trọng nhất. Dù là những rủi ro bạn cũng cần xem qua để nếu chẳng may nó xảy ra, bạn còn có cách ứng xử kịp thời.

cuoi-thai-ky-4
Những ngày sắp sinh, có nhiều điều bạn cần lưu ý

Dấu hiệu nguy hiểm cuối thai kỳ

Bị bong nhau thai

Bong nhau thai là tình huống không quá phổ biến nhưng cũng không quá hiếm xảy ra với mẹ bầu. Cho dù chế độ chăm sóc những tháng trước có tốt như thế nào, khả năng này vẫn tồn tại. Đó là tình huống nhau thai bị bong tác khỏi thành tử cung. Có thể xảy ra trước hay trong khi sinh. Cũng có thể xảy ra do va chạm mạnh lúc mang thai.

Những dấu hiệu phổ biến nhất là xuất huyết âm đạo, đau bụng và đau lưng. Đứt nhau thai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Em bé có khả năng không nhận đủ oxy, và mẹ bầu có thể mất một lượng máu rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Sản phụ thường gặp vấn đề về nhau tiền đạo vào cuối thai kỳ

Đây sẽ không phải là vấn đề khẩn cấp nếu bạn còn lâu mới sinh vì nó có thể di chuyển khi thai nhi phát triển bên trong. Tình trạng này chỉ xảy ra ở với tỷ lệ 1/200 trong tam cá nguyệt thứ ba, xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, dẫn đến việc bánh nhau che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi là nhau tiền đạo, biểu hiện chảy máu âm đạo những không gây đau.

Tuổi tác, tiền sử bệnh trong gia đình và các vấn đề như tăng huyết áp hoặc hút thuốc và uống rượu khi mang thai có thể góp phần gây ra các biến chứng nhau thai này. Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu và bác sĩ theo dõi được.

Nguy cơ vỡ tử cung

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm, vỡ tử cung hoặc rách tử cung tự phát xảy ra vào cuối thai kỳ hoặc trong quá trình chuyển dạ tích cực. Vết rách thường xảy ra dọc theo các đường sẹo đã lành ở những phụ nữ đã từng sinh mổ.

Dùng phương pháp thúc chuyển dạ, sinh con to, các bất thường ở tử cung, các thủ thuật phẫu thuật tử cung khác và tuổi sản phụ cao cũng có thể là các yếu tố dẫn đến vỡ tử cung.

Các triệu chứng của vỡ tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau và căng bụng, mạch đập nhanh hoặc các dấu hiệu chảy máu trong khác.

Vấn về về mạch máu tiền đạo

Đây là một tình trạng hiếm gặp. Trong đó các mạch máu đang phát triển của em bé trong dây rốn hoặc nhau thai bị mắc kẹt giữa thai nhi và cổ tử cung. Mạch máu tiền đạo đe dọa tính mạng của thai nhi vì các mạch máu có thể bị rách, chảy máu và khiến thai nhi bị mất oxy.

Ngoài chảy máu quá nhiều, một triệu chứng khác của mạch máu tiền đạo là nhịp tim thai bất thường.

cuoi-thai-ky-4
Cần chú ý những dấu hiệu bất thường khi mang thai

Cuối thai kỳ, hãy đề phòng những trường hợp sinh non

Thông thường khi mang thai được 37 tuần hoặc muộn hơn, sản phụ sẽ có thể gặp hiện tượng ra máu, tiết dịch màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy sắp chuyển dạ. Còn có các dấu hiệu khác như áp lực tăng lên khung chậu hay bụng dưới, đau lưng.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra sớm hơn 37 tuần. Nếu vậy, mẹ bầu nên báo cho bác sĩ và đến phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức vì có thể sẽ chuyển dạ sinh non.

Nguồn: afamily.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *