Đồng tiền kỹ thuật số DCEP trong tương lai có thể phổ biến hay không ?

Đồng tiền kỹ thuật số DCEP trong tương lai có thể phổ biến hay không ?

Đồng tiền kỹ thuật số DCEP của Trung  Quốc có cơ chế lưu hành và quản lý đồng như thế nào?

Đồng tiền kỹ thuật số DCEP hoạt động trên cơ chế điều hành 2 lớp. Lớp thứ nhất, PBOC sẽ phát hành và thu hồi đồng tiền thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Lớp thứ hai, các ngân hàng thương mại sẽ chịu trách nhiệm cho việc phân bổ đồng DCEP đến công chúng. Một điểm đáng chú ý là đồng DCEP đại diện cho tiền trong lưu thông (M0). Chứ không phải tiền gửi không kỳ hạn (M1) mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng để cho vay lại các công ty và hộ gia đình.

Theo SCMP, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tải ví điện tử về điện thoại di động của mình. Sau đó nạp tiền điện tử DCEP từ tài khoản của họ tại các ngân hàng. Từ đó họ có thể sử dụng DCEP để thanh toán hoặc nhận tiền từ bất kỳ ai có ví điện tử. việc này giống như việc sử dụng tiền mặt thông thường. Tiền từ tài khoản ngân hàng liên kết sẽ được chuyển đổi thành tiền kỹ thuật số trên cơ sở một đổi một.

Không giống như các nền tảng thanh toán trực tuyến khác đã được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Bao gồm cả Alipay của Ant Financial và WeChat Pay của Tencent. Hệ thống DCEP hỗ trợ các giao dịch thanh toán ngay cả khi không có kết nối internet. Chức năng “chạm” cho phép hai người dùng chỉ cần chạm điện thoại vào nhau. Từ đó là đã có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Mộng ước của Trung Quốc khi dùng đồng DCEP có thể thay thế đồng USD liệu có thành công?

DCEP là tiền M0 tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Nó sẽ dần loại bỏ các phương thức thanh toán ngân hàng hiện có của đồng nhân dân tệ (NDT). Đồng tiền này dưới dạng tiền giấy và tiền xu. DCEP sẽ thu hẹp không gian sử dụng, thậm chí thay thế đồng NDT.

Vậy trong hệ thống tiền tệ quốc tế, liệu DCEP có thể thay thế đồng USD? Câu trả lời xem ra không hợp lý về mặt logic. Mặc khác thì cũng khó có thể trông đợi trên thực tế.

Nguyên nhân là do so với các loại tiền tệ khác. Địa vị và vai trò của đồng USD với tư cách là một đồng tiền quốc tế. Nó được hình thành trong lịch sử và là kết quả của lựa chọn thực tế. Cụ thể, đồng USD đóng vai trò đồng tiền định giá, đồng tiền thanh toán và đồng tiền dự trữ.

Do đó, dù có tồn tại hình thức tiền tệ kỹ thuật số hay không cũng không có ý nghĩa thực sự. Nó càng không thể tác động hay có ảnh hưởng. Đặc là là đối với vai trò đồng tiền định giá của đồng USD. Hơn thế nữa là trong các hoạt động như giao dịch hàng hóa, đầu tư quốc tế…

Vấn đề ở chỗ chuyện đó nằm ngoài phạm vi của những thay đổi trong bản thân hệ thống tiền tệ quốc tế mà liên quan tới những thay đổi trong cấu trúc kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế tiền tệ quốc tế khổng lồ như hiện nay, việc số hóa đồng NDT đành rằng cũng có vai trò thúc đẩy sự thay đổi. Nhưng thực chất vẫn chưa thể làm lung lay cục diện đó.

Nhưng đổi mới trong sự thay đổi hệ thống tiền tệ quốc tế 

Số hóa tiền tệ có thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống tiền tệ quốc tế? Điều này phụ thuộc vào việc số hóa tiền tệ đã gây ra tác động và thay đổi cơ bản như thế nào đối với nền kinh tế quốc tế. Xem xét tình hình hiện nay có thể thấy đây là một vấn đề lớn.

Nói một cách thẳng thắn, việc số hóa hệ thống tiền tệ quốc tế phải lấy việc số hóa đồng USD làm tiền đề hoặc cơ sở. Còn việc số hóa các đồng tiền khác không những không thúc đẩy quá trình số hóa hệ thống tiền tệ quốc tế. Mà mặt khác còn không làm thay đổi địa vị của đồng USD với tư cách là đồng tiền quốc tế.

Nhìn vào cơ cấu hệ thống tiền tệ quốc tế. Hay cơ cấu thanh toán thương mại quốc tế, cơ cấu đầu tư quốc tế… Có thể dễ dàng kết luận rằng nếu không số hóa đồng USD. Thì sẽ không thể số hóa hệ thống tiền tệ quốc tế.

Nguồn: Stockbiz

Bích Oanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *