Chàng Trai Cần Thơ Với Niềm Đam Mê Tranh Gạo Nghệ Thuật

Chàng Trai Cần Thơ Với Niềm Đam Mê Tranh Gạo Nghệ Thuật

Tuy tuổi đời chưa đến 30, thế nhưng chàng trai 9X đến từ Cần Thơ đã xây dựng được sự nghiệp của mình từ những bức tranh gạo đầy nghệ thuật.

Từ những hạt gạo trắng trong và nhỏ bé, qua bàn tay khéo léo của Tấn Bửu; nó đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc. Chàng trai 9X này đã “thổi hồn” vào những hạt gạo vô tri vô giác. Từ đó tạo nên những bức tranh sống động mang đậm văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.

Tranh gạo được làm như thế nào?

Hạt gạo dùng để làm tranh sẽ được tuyển chọn kỹ càng. Sau đó được đưa đi xử lý nhiệt. Gạo sẽ không sử dụng phẩm màu nên khi rang gạo, tùy theo nhu cầu sử dụng mà hạt gạo sẽ có 3 màu chính: trắng, đen, nâu. Sau đó, thợ làm tranh sẽ dùng nhíp gắp từng hạt gạo xếp lên khung gỗ đã được phác thảo trước. Và kết dính chúng với nhau bằng keo sữa. Tranh sau khi được hoàn thành sẽ đem đi phơi nắng 2 đến 3 ngày để tạo độ bóng và tránh ẩm mốc, giúp thời gian sử dụng lâu.

Tranh gạo là sản phẩm chứng minh giá trị quý báu và toàn diện của hạt gạo Việt Nam.
Tranh gạo là sản phẩm chứng minh giá trị quý báu và toàn diện của hạt gạo Việt Nam.

Tranh gạo là sản phẩm chứng minh giá trị quý báu và toàn diện của hạt gạo Việt Nam. Bằng chính sự độc đáo và ý nghĩa nhân văn không thể phủ nhận, trong tương lai nếu được quan tâm và tạo điều kiện phát triển đúng hướng thì tranh gạo không những sẽ có vị trí vững chắc trong lòng người dân Việt mà còn góp phần không nhỏ đưa bản sắc văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế.

Khởi nghiệp từ những bức tranh gạo giản dị

Khưu Tấn Bửu – 26 tuổi, hiện là Ủy viên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam TP.Cần Thơ. Anh Bửu cho biết từ nhỏ đã đam mê hội họa nên khi rảnh rỗi anh thường tập vẽ; tô màu,… Tốt nghiệp THPT, anh thi đại học ngành kiến trúc. Năm 2016, khi vừa bước chân vào giảng đường đại học, tình cờ trông thấy những bức tranh nghệ thuật làm bằng gạo, anh đem lòng say mê. Sau thời gian học hỏi, anh quyết tâm khởi nghiệp từ tranh gạo.

Thời gian đầu làm tranh, gạo chỉ được xử lý đơn thuần bằng nhiệt để cho ra các cấp độ màu trắng, nâu, đen. Về sau, với mong muốn đa dạng màu sắc, anh Bửu nghiên cứu lấy màu từ các loại rau, củ thiên nhiên. “Gạo mua về sẽ được nhuộm màu. Tất cả các màu lấy từ 100% thiên nhiên, như màu xanh từ hoa đậu biếc, màu đỏ từ củ dền; màu vàng từ nghệ; màu tím từ lá cẩm…”, anh Bửu nói.

Đến cơ sở sản xuất tranh quy mô

Hiện anh Bửu làm 4 dòng tranh gạo chủ đạo là tranh phong thủy, thư pháp, phong cảnh, truyền thần. Trong đó, theo anh, khó nhất là dòng tranh truyền thần, bởi phải làm sao đính ghép các hạt gạo để “truyền” được thần; sắc trên khuôn mặt từng nhân vật.

Túi xách được đính gạo trang trí.
Túi xách được đính gạo trang trí.

Ngoài tranh, anh Bửu còn làm túi xách đính gạo vô cùng đẹp mắt. Túi xách có họa tiết tinh tế, sản phẩm bền và không bị bong tróc khi gặp mưa. Giá bán các sản phẩm từ tranh thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất lên đến hơn 10 triệu; giá túi xách cũng từ 800.000 đồng/túi trở lên. Trung bình mỗi tháng anh Bửu bán được hơn 40 sản phẩm. Cùng với doanh thu từ dịch vụ trang trí tiệc cưới, sinh nhật và sự kiện;… đem lại thu nhập cho anh trên 30 triệu đồng/tháng.

Hiện Cơ sở tranh gạo của Bửu còn đang tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hơn 10 đoàn viên thanh niên, trong đó nhiều bạn làm công tác Đoàn P. Cái Khế và Q. Ninh Kiều.

Theo Thanh Niên

Bảo Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *