Các nhà đầu tư gặp khó với « lướt sóng » bất động sản

Các nhà đầu tư gặp khó với « lướt sóng » bất động sản

Trong kinh doanh, đặc biệt với các hình thức đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu hay tiền ảo…, thì phương pháp « lướt sóng » được giới đầu tư rất ưa chuộng bởi thời gian thu lãi nhanh mà lại ít rủi ro. Và trong bất động sản, hình thức đầu tư này cũng rất thường được sử dụng.

Với đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ so với giá trị thực của căn hộ hoặc đất nền để tạm thời giữ chỗ. Sau đó, khi thị trường bắt đầu nóng lên, nhiều người quan tâm đến tài sản đó, các nhà đầu tư sẽ bán lại để thu về khoản lợi nhuận chênh lệch.

Tuy nhiên, trong năm 2020, do tình hình kinh tế kém khởi sắc vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; nhiều nhà đầu tư đã trở nên e dè; và cân nhắc kỹ càng hơn khi đổ tiền vào đất nền hay căn hộ chung cư theo hình thức lướt sóng này. Và cũng theo đó; hoạt động đầu tư bất động sản lướt sóng cũng trở nên kém sôi động hơn; và không còn hái ra tiền như những năm trước nữa.

Lợi nhuận từ bất động sản đi xuống

Chính thị trường gặp khó khăn nên mức lợi nhuận NĐT đạt được không còn dễ dàng như trước. Hiện nay, đầu tư vào căn hộ hay đất nền kì vọng mức lợi nhuận vài trăm triệu đồng trong vòng 1 năm dường như rất khó; chỉ rơi cá biệt vào một vài dự án giá còn hợp lý; phù hợp sức mua của số đông khách hàng.

Theo giới chuyên gia, đầu tư ở giai đoạn hiện nay là phải có chiến lược đầu tư mang tính chất trung và dài hạn; lựa chọn sản phẩm chất lượng của những nhà phát triển có uy tín; có bề dày kinh nghiệm; có sản phẩm đối chứng. Trong đó, NĐT nên đầu tư ở các thị trường có nhiều lợi thế phát triển ổn định. Tránh tình trạng đầu tư vào các loại hình sản phẩm giá rẻ, không an toàn, thiếu tính bền vững.

Những vướng mắc về thủ tục pháp lý

Bắt đầu từ giữa năm 2019; việc đầu cơ lướt sóng ở các dự án căn hộ không còn mang lại mức lợi nhuận như mong muốn. Hàng trăm dự án bị đứng bánh do nhiều nguyên nhân như vướng đất công; lùm xùm pháp lý; chủ đầu tư thiếu tiềm lực về tài chính.

Hàng nghìn NĐT bị chôn vốn nhiều năm liền do trót ký hợp đồng giữ chỗ với giá trị cao nhưng dự án cứ mãi “giậm chân tại chỗ”. Thậm chí, nhiều dự án khi khách hàng căng băng rôn đòi tiền thì CĐT tìm cách né tránh; hoặc bổ sung nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng thanh lý. Từ những rắc rối trên, niềm tin của NĐT vào các dự án căn hộ cũng mất dần.

Với phân khúc đất nền cũng diễn ra tương tự. Nhiều lùm xùm pháp lý, dự án “ma” tràn lan đã khiến NĐT vào thị trường một cách thận trọng; không còn chuyện mua bán ồ ạt như trước; dẫn đến việc lướt sóng kiếm lời của giới đầu tư ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh chuyện pháp lý thì năm 2020 những khó khăn khi đại dịch Covid-19 ập đến khiến cho lượng giao dịch giảm mạnh. Theo các chuyên gia; xu hướng của người dân giờ đây là tích trữ dòng tiền của họ để dự phòng nếu dịch bệnh kéo dài thay vì mua nhà. Trong khi đó, việc phân bổ dòng tiền của các NĐT cũng trở nên chậm rãi hơn; chắc chắn hơn và không còn ồ ạt như trước. Hoạt động đầu tư lướt sóng dường như “im ắng” hẳn.

Tiền mặt ít rủi ro hơn vào lúc này

Đây được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động mua bán; đầu tư lướt sóng khó diễn ra. Nhất là trong bối cảnh thị trường BĐS đang chịu tác động kép từ dịch bệnh lẫn pháp lý kéo dài.

Khảo sát của một số đơn vị môi giới BĐS cho thấy; khoảng 1/3 số lượng NĐT cá nhân không còn mặn mà với việc đầu cơ lướt sóng ở các dự án căn hộ, đất nền. Nhiều người chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy hàng nhanh hơn. Chính tâm lý ngại rủi ro đã tác động rõ nét đến hoạt động đầu tư trên thị trường BĐS ở thời điểm này.

Mặt khác, nhiều người cũng có xu hướng giữ tiền mặt để dự phòng khi bất trắc. Họ không kì vọng lợi nhuận vào việc lướt sóng BĐS; thậm chí còn chưa muốn “xuống tiền” mua lúc này mặc dù có vốn nhàn rỗi.

>>> Xem thêm: Cơn sốt đất nền quanh khu vực sân bay Long Thành – Rủi ro nào cho nhà đầu tư ?

Trích dẫn từ unihomes.vn

Nguyễn Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *