VASEP đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam

VASEP đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam

Nhiệm vụ tự đặt ra của VASEP trong năm 2020-2025 là đưa xuất khẩu thủy sản lại đà tăng trưởng; mục tiêu cụ thể là tăng 10% với tổng kim ngạch trong năm 2021 đạt trên 9,4 tỷ USD; nhiệm vụ trọng tâm là VASEP sẽ đẩy mạnh thương hiệu cá tra và tôm Việt Nam.

Đây cũng là nội dung trọng tâm được nhấn mạnh tại Đại hội toàn thể VASEP lần thứ 6; tổ chức vào ngày 22/2 tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xuất khẩu thủy sản chạm mốc 8,6 tỷ USD

Tổng Thư ký VASEP, ông Trương Đình Hòe cho biết, năm 2020 ảnh hưởng dịch Covid-19; đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó tác động và ảnh hưởng rõ rệt đến thương mại thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 7 trở đi xuất khẩu bắt đầu khôi phục lại và tăng từ 10-13%/ tháng vào 3 tháng cuối năm  đã cân bằng được sụt giảm trước đó.

Qua đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thích ứng, vượt qua thách thức rất tốt và biết nắm bắt cơ hội trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Với mức duy trì tốt như hiện nay, xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD; tăng 15% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 72% giá trị xuất khẩu; ước đạt gần 3 tỷ USD; trong khi tôm sú chỉ đạt 616 triệu USD; chiếm 16% và tôm biển chiếm 12% đạt 462 triệu USD.

Với cá tra, kim ngạch xuất khẩu giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 9 với mức giảm từ 17-35% so với năm 2019. Từ tháng 10, giá cá tra xuất khẩu khả quan hơn; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với những tháng trước.

Ước tính xuất khẩu hải sản cả năm 2020 đạt gần 3,2 tỷ USD, gần tương đương với năm 2019.

Trong top 6 thị trường chính năm 2020 chỉ có 2 thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc còn duy trì được tăng trưởng dương so với năm 2019, tăng lần lượt là 13% và 5%.

Ước tính cả năm xuất khẩu thủy sản sang EU (trừ Anh) đạt khoảng 991 triệu USD, giảm 2,5%. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản ước tính giảm 3%, Hàn Quốc giảm gần 2%.

Xây dựng thương hiệu

Về khách quan, hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng sang những năm tiếp theo; tăng trưởng GDP có khả năng ảm đạm tới năm 2022-2023.

Bên cạnh đó, các rào cản như thuế chống bán phá giá tôm; cá tra tại thị trường Mỹ chưa có dấu hiệu sẽ được chấm dứt sớm. Việc gỡ bỏ thẻ vàng IUU đang gặp không ít khó khăn khó có thể giải quyết nhanh một sớm một chiều.

Thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng, nhưng đồng thời sẽ siết chặt kiểm tra thủy sản nhập khẩu cũng là trở ngại lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, xu hướng của các thị trường nhập khẩu sẽ càng quan tâm đến chất lượng vệ sinh; an toàn thực phẩm; đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động,hiệp hội phải có phương án giải quyết trong thời gian tới.

Với mục tiêu đưa xuất khẩu thủy sản quay lại đà tăng trưởng 10%; với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 9,4 tỷ USD trong năm 2021 và đạt 12 tỷ USD vào năm 2025. Các doanh nghiệp cho rằng, bên cạnh việc nâng cao năng lực hội viên, cần ưu tiên các hoạt động cho mục tiêu xây dựng thương hiệu tôm và cá tra Việt Nam; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng; chế biến; xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa hướng.

Song song đó, hiệp hội cần tích cực hỗ trợ hội viên nâng cao năng lực vượt rào cản thị trường bằng cách tổng hợp cập nhật diễn biến thị trường, tiến hành vận động hành lang hoặc các hoạt động khác hỗ trợ doanh nâng cao năng lực tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Đọc nhiều tin tức kinh tế hơn tại: DHH

Nguồn: Báo Việt Nam Plus

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *